Nếu 1 chiến dịch content marketing muốn có được hiệu quả thì không thể thiếu được chiến lược content marketing.
Khâu này cần nhiều thời gian, chất xám trước trong và cả sau mỗi chiến dịch quảng bá nội dung.
Nhiều bạn mới thường bỏ qua bước này và sai lầm lớn nhất là cứ nghĩ gì làm đó hay đến đâu thì sẽ ứng biến mà không có 1 checklist công việc cụ thể nào.
Vì vậy ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ lại kinh nghiệm của bản thân với 9 bước giúp 1 người chưa biết gì vẫn có thể tự lên được chiến lược content marketing hiệu quả.
Chiến lược content marketing là gì?
Chiến lược content marketing là sự kết hợp giữa chiến lược nội dung và việc quảng bá nội dung. Nghĩa là đây chính là tổng hợp cả bước lên kế hoạch chiến dịch, sản xuất và đi quảng bá nội dung đến tệp đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến nhằm thuyết phục họ thực hiện chuyển đổi (mua hàng, đăng ký …) theo đúng mục đích của chiến dịch.
Nói dễ hiểu hơn nữa thì đây là hành trình bạn đi chinh phục những người xa lạ thành khách hàng của bạn
Bạn có thể tham khảo 9 bước xây dựng chiến lược content marketing sau đây:
- Xác định mục tiêu và KPI
- Vẽ được chân dung khách hàng
- Chọn loại nội dung phù hợp
- Tìm những gì khách hàng đang tìm kiếm
- Ưu tiên những nội dung dạng thông tin
- Quản lý và sản xuất nội dung thường xuyên
- Quảng bá nội dung
- Theo dõi và tối ưu
- Làm mới nội dung
Bước 1: Xác định mục tiêu và đặt KPI
Mục tiêu của đa số chiến lược content marketing cho website/blog hiện nay đó là có được thứ hạng cao và thu hút được lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm, điển hình hiện nay như Google.
Nhưng để hiệu quả hơn thì mục tiêu nên được đi sâu và cụ thể hơn, chẳng hạn như:
- Tiếp cận và bán được sản phẩm cho các đối tượng khách hàng tiềm năng
- Xây dựng được thương hiệu cá nhân
- Thu hút được các liên kết website/blog khác trỏ về site bạn (backlink)
- …
Tùy vào kế hoạch mỗi người mà mục tiêu cũng sẽ khác nhau. Kế tiếp đó, bạn nên xây dựng được lộ trình KPI cho mục tiêu chiến lược content marketing.
Ví dụ:
- KPI 6 tháng đầu phải lên top tìm kiếm Google những buyer keyword để mang về chuyển đổi và khách hàng tiềm năng.
- KPI 6 tháng miệt mài chia sẻ để xây dựng thương hiệu cá nhân trong cộng đồng.
- KPI 4 tháng để có được những backlink chất lượng
- …
Việc bạn đặt ra cụ thể KPI cho từng mốc thời gian giúp bạn có động lực để thực hiện các chiến lược quảng bá nội dung hiệu quả.
Bước 2: Vẽ được chân dung khách hàng (customer insight)
Customer Insight là những suy nghĩ, mong muốn, nhu cầu dẫn đến hành vi và quyết định mua hàng từ khách hàng.
Định nghĩa nhanh là vậy. Hiểu đơn giản thì đây là bước bạn xác định và vẽ được chân dung khách hàng muốn nhắm đến, từ đó bạn sẽ hiểu được người đọc muốn gì và xây dựng được nội dung quảng bá phù hợp.
Ví dụ: Bạn đang bán điện thoại Iphone thì nội dung phải review đúng những gì mà người đọc cần chứ không phải là 1 bài Pr “chỉ khen mà không có chê”. Với tệp khách hàng của “nhà táo” không chỉ có mỗi người “có tiền” mà còn có những người sẵn sàng trả góp mỗi tháng để sở hữu sản phẩm đắt tiền này. Ngoài ra, khách hàng còn quan tâm đến cả khâu bảo hành …

Nội dung của bạn sẽ có giá trị nếu như đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng.
Thông thường ở mỗi chiến dịch content marketing. Thời gian đầu khi ở bước xây dựng chiến lược mình thường note ra vài câu hỏi để xác định được insight khách hàng như:
- Độ tuổi trung bình là bao nhiêu? Để mình có thể có được cách dùng ngôn từ hoặc cách xây dựng nội dung phù hợp với lứa tuổi
- Tỷ lệ nam hay nữ chiếm nhiều hơn? Để mình có thể entity building phù hợp
- Họ cần gì ở sản phẩm? Để có thể khai thác và truyền tải được những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm đến khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai? research và đưa hết vào file excel (ban đầu thì nên note ra những đối thủ vừa tầm, khi nào đã vượt qua được thì mình sẽ chiến tiếp với những đối thủ lớn hơn)
- …
Ngoài ra, trong quá trình bạn xây dựng blog, bạn sẽ có được thêm những dữ liệu cần thiết về nhân khẩu học từ các công cụ như Google Analytic (GA).
Lúc này bạn sẽ tracking và theo dõi thường xuyên những chỉ số thống kê trên GA để có tối ưu về content, giao diện và trải nghiệm trên website/blog.
Bước 3: Chọn loại nội dung phù hợp
Có rất nhiều loại nội dung content marketing mà bạn có thể lựa chọn như: blog, video (Youtube, Tiktok), podcast …
Sau này nếu đã đủ nguồn lực về kinh nghiệm và cả vốn thì bạn có thể chiến tất cả. Nhưng ở thời điểm mới bắt đầu thì đừng chạy theo số lượng mà bạn nên đặt chất lượng lên trên hàng đầu.
Nghĩa là chỉ nên chọn 1 trong những loại nội dung mà phù hợp với những khía cạnh mà bạn cần xem xét, chẳng hạn như:
- Loại nội dung mà khách hàng dễ tiếp cận nhất: blog là ưu tiên hàng đầu vì làm SEO giúp bạn có được thứ hạng tốt trên Google và khi khách hàng tìm kiếm thông tin bạn sẽ tiếp cận được họ. Tiếp theo là video trên Yoututbe, cách thức tiếp cận thì tương tự như blog.
- Kỹ năng hiện tại của bạn: Nếu bạn không tự nhiên trước máy quay thì thời điểm này nội dung dạng chữ viết trên blog là phù hợp. Dĩ nhiên là bạn cần phải khắc phục việc này để sau này có thể phát triển tốt hơn.
Tóm lại, ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là dạng nội dung SEO cho blog và video trên Youtube. Vì bất kể chiến lược content marketing của bạn thuộc lĩnh vực nào thì hành vi của khách hàng vẫn là tìm kiếm thông tin ở những bộ máy lớn hiện nay như Google và Youtube.

Chọn loại nội dung phù hợp cho chủ đề
Bước 4: Tìm những gì khách hàng đang tìm kiếm
Mục tiêu “tối cao” nhất của việc xây dựng blog hiện nay là đạt được những thứ hạng cao nhất trên các công cụ tìm kiếm, giúp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng miễn phí.
Vì vậy trong chiến lược content marketing không thể nào thiếu được bước 4 này, hay còn được gọi là “nghiên cứu từ khóa”.
Việc bạn nghiên cứu từ khóa bạn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổng thể chiến dịch content marketing:
- Hiểu thêm được insight khách hàng, biết được nhu cầu và họ đang tìm kiếm những gì. Qua đó giúp bạn xây dựng được nội dung mà họ muốn xem.
- Định hướng phát triển cho tổng thể website/blog
- Không bị bí ý tưởng về nội dung. Đảm bảo được tiến độ sản xuất nội dung đều đặn mỗi tháng
- Website/blog thân thiện hơn với Google
- Biết được đối thủ là ai và có được những chiến lược phù hợp
- Nhanh có kết quả, không bị nản và bỏ dở giữa chừng
Tóm lại, khi bạn xây dựng nội dung không riêng gì blog mà ngay cả trên Youtube thì bước nghiên cứu từ khóa rất quan trong. Nên đầu tư thời gian, công sức, chất xám cho khâu này đầu tiên, giúp tối ưu SEO và có được thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ tốt trong khâu này, nhưng mình thường dùng 1 trong 3 tool sau:
- Ahrefs: mình thường dùng để check website, phân tích đối thủ để lên kế hoạch link building.
- Keywordtool: dùng thường xuyên để nghiên cứu từ khóa.
- Ubersuggest: tool all in one cho SEO, mình đang chuyển dần qua tool này. Chất lượng và giá thành khá rẻ.

Hiện tại ở bước nghiên cứu từ khóa mình hay dùng Keywordtool
Bước 5: Ưu tiên những nội dung liên quan đến sản phẩm
Đến bước 5 này thì mới thấy được tầm quan trọng từ bước 1 đến bước 4 mà mình đã chia sẻ. Nếu bạn bỏ dở bước nào thì khó mà tiếp tục được “bức tranh tổng thể” của cả chiến lược content marketing.
Ví dụ: Mục tiêu cuối cùng của chiến lược content marketing là phải bán được sản phẩm và bạn phải hiểu được khách hàng nhắm đến là ai mới có thể chọn lựa được kênh build content phù hợp để tiếp cận được họ. Để nội dung đáp ứng được đúng insight khách hàng thì bạn phải biết được khách hàng đang tìm kiếm những gì (nghiên cứu từ khóa).
Để hiểu rõ hơn, mình sẽ chia ra từng level cho sản phẩm/dịch vụ:
- Level 1: Sản phẩm/dịch vụ của mình có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải
- Level 2: Sản phẩm/dịch vụ của mình có thể giúp được bạn nhưng không phải là lựa chọn duy nhất
- Level 3: Sản phẩm/dịch vụ của mình hoàn toàn không liên quan và giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Khi nghiên cứu từ khóa và đến khi nhóm các từ khóa lại với nhau cho 1 bài viết hay tổng thể 1 topic lớn nào đó thì bước sau cùng mình sẽ chia ra theo 3 level như trên.
Ví dụ: Bạn bán máy lạnh và các thiết bị liên quan đến điện lạnh hay thậm chí là dịch vụ vệ sinh, sửa chữa, có thể chia như sau:
- Level 1: “Review máy lạnh Daikin giá sinh viên”, “cách vệ sinh máy lạnh tại nhà”. Khách hàng đang tìm kiếm 1 sản phẩm phù hợp (bạn có) và đối tượng khác đã có máy lạnh nhưng cần 1 giải pháp phù hợp với nhu cầu hiện tại của họ, lúc này bạn có bán các thiết bị liên quan và cả dịch vụ.
- Level 2: “Tổng hợp các dòng máy lạnh giá rẻ chất lượng”. Lúc này sản phẩm của bạn sẽ đứng giữa những đối thủ khác như các loại quạt phu sương giá rẻ hơn máy lạnh và khách hàng sẽ có lựa chọn phù hợp với túi tiền của họ.
- Level 3: “Cách sửa máy quạt tại nhà” không liên quan gì đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang có, đây là dạng chủ đề chỉ mang giá trị về thông tin chứ không có bất kỳ giá trị chuyển đổi nào.
Về lý thuyết thì các dạng nội dung ở level 1, level 2 mang đến chuyển đổi chính cho cả chiến lược content marketing, nhưng không phải cứ keyword hay topic nào nằm ở level 3 là không có bất kỳ giá trị nào.
Ví dụ: lấy lại ví dụ ở trên về topic “cách sửa máy quạt tại nhà”, rõ là không liên quan gì đến những sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang có nhưng nó lại có giá trị về mặt thông tin giúp mang traffic đến site. Nhưng xét về nhu cầu thật sự của họ vẫn là “làm mát”, có thể hiện tại họ chưa đủ điều kiện về kinh tế để mua sản phẩm máy lạnh bên bạn nhưng thời gian có thể thay đổi và khi đó bạn sẽ nằm trong sự lựa chọn của họ.
Bước 6: Quản lý và sản xuất nội dung thường xuyên
Khi đã có đủ “đạn dược” cần thiết thì ở bước này được xem là thử thách và chông gai nhất khi nó đòi hỏi bạn phải kiên trì sản xuất nội dung thường xuyên trên kênh.
Để đảm bảo được đúng mục tiêu và KPI đã đưa ra cho cả chiến lược content marketing thì bạn nên là người tự viết. Sau này khi đã có lợi nhuận thì bạn có thể outsource.
Mình thường dùng bộ đôi Google Sheet (quản lý bộ từ khóa) và Notion (lên outline và quản lý nội dung) cho mỗi chiến dịch content marketing.
Việc đảm bảo nội dung ra thường xuyên sẽ giúp bạn đáp ứng tốt deadline và KPI đã đặt ra ngay từ đầu. Hơn hết là Google sẽ đánh giá cao blog của bạn, dĩ nhiên không phải ra nội dung nhiều là sẽ lên top hết, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Mình dùng Notion thường xuyên để quản lý mọi job hiện nay.
Bước 7: Quảng bá nội dung
Nội dung khi mới được đăng tải lên trên blog mới thì hầu như không có ai đọc ngoại trừ bạn. Vì vậy, việc bạn đi quảng bá là bắt buộc để người khác biết đến bạn.
Mình sẽ chia sẻ đến bạn một vài cách đơn giản mà bạn có thể bắt đầu.
1/ Chia sẻ lên mạng xã hội
Đây là cách cơ bản và gần như là giúp bạn kéo traffic về rất tốt. Để hiệu quả thì bạn không nên chỉ share lên mỗi Facebook cá nhân mà nên chia sẻ thêm nhiều ở những group cộng đồng liên quan.
Lưu ý: share nhưng không phải spam link mà bạn nên share những giá trị thật sự của chủ đề để tránh bị “đá” khỏi group.
2/ Sử dụng Email Marketing
Cách này yêu cầu bạn phải có data chất lượng thì mới có thể quảng bá nội dung hiệu quả. Áp dụng với việc xây dựng thương hiệu trong các cộng đồng thì data của bạn sẽ ngày 1 chất lượng.
Mỗi khi có bài viết mới bạn chỉ cần soạn email và với vài thao tác đơn giản là có thể gửi 1 lúc cho hàng trăm, hàng nghìn người đã đăng ký.
3/ Chạy quảng cáo
Trả tiền để quảng bá nội dung vẫn là cách nhanh nhất giúp bạn tiếp cận được đúng với những khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, giữa rất nhiều nền tảng quảng cáo hiện nay thì bạn nên sử dụng Facebook với Google. Cụ thể như sau:
- Facebook dùng để re-marketing với data đã có từ pixel cài trên website/blog
- Chạy Google Search Ads (quảng cáo tìm kiếm trên Google) để kéo traffic và tiếp cận được đúng với khách hàng tiềm năng.

Mình hay mua các sản phẩm ở website này nên mỗi khi có chương trình khuyến mãi thì mình nằm trong data re-marketing của brand.
Bước 8: Theo dõi và tối ưu
Mọi kế hoạch, chiến lược đều không thể nào chuẩn chỉnh, hoàn hảo và mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy mà liên tục phải theo dõi những chỉ số báo cáo từ các công cụ để có những tối ưu mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả chiến dịch content marketing.
Ví dụ:
- Nếu ranking keyword giảm trên Google bạn sẽ có thể thay đổi nội dung, tối ưu SEO On Page hay làm Offpage nhằm cải thiện vị trí từ khóa.
- Nắm được Time On Page (thời gian trung bình trên trang) và bounce rate (tỷ lệ thoát trang) sẽ giúp bạn biết được nội dung trên blog chưa thật sự mang đến những gì mà người đọc cần (cũng thật sự không chắc vì có thể người đọc chỉ cần những thông tin mà họ cần chứ không cần đọc hết nội dung trong bài)
- Nắm được hành vi của khách hàng với những thao tác click trong bài để tối ưu tốt hơn về internal link (đường dẫn trong phạm vi blog) hoặc out link (đường dẫn trỏ ra ngoài phạm vi blog)
- …
Với việc xây dựng nội dung trên blog thì bạn bắt buộc phải có những công cụ sau đây để liên tục theo dõi và tối ưu:
- Google Search Console: theo dõi hiệu suất traffic, thứ hạng từ khóa và kiểm tra tình trạng sức khỏe của blog
- Google Analytics: cho bạn những chỉ số báo cáo về đối tượng, hành vi … của người đọc trên blog, giúp tối ưu hiệu quả hơn
- Heat map tool: giúp bạn phân tích được những vùng mà user dừng lại đọc và tương tác nhiều nhất, có thể tham khảo những công cụ như hotjar hay microsoft clarity.
Ngoài ra, với nội dung trên Youtube thì bạn có thể tham khảo qua mục Youtube Analytics

Mình check heatmaps trên Microsoft Clarity
Bước 9: Làm mới nội dung
Mọi thông tin, kiến thức đều sẽ thay đổi liên tục theo tháng, quý hoặc năm tùy vào chủ đề nội dung mà bạn đang xây dựng.
Người đọc luôn thích những thông tin mới nhất và Google cũng đánh giá cao những blog thường xuyên cập nhật những nội dung bài viết mới trên blog của họ.
Làm mới nội dung nghĩa là bạn sẽ cập nhật lại những nội dung đã có trên blog trước đó. Tuy nhiên, không phải chỉ update mỗi tiêu đề, hình ảnh, thumbnail hay ngày tháng đăng tải bài viết mà đúng hơn là bạn sẽ thay đổi khá nhiều về mặt nội dung. Chỉ cần không thay đổi về URL đã index trước đó thì bạn không cần sợ sẽ ảnh hưởng đến SEO.
Ngoài ra, làm mới nội dung không cần đợi đến lúc thông tin, kiến thức được update bạn mới làm mà nên chủ động tìm kiếm những bài viết đang hoạt động kém hiệu quả như: ranking không tốt trên Google (tìm được lý do là do SEO hoặc do nội dung chưa tốt) hay trải nghiệm của người đọc trên bài viết chưa cao …
Bạn có thể sử dụng Google Search Console để lọc báo cáo những từ khóa có vị trí xếp hạng ngoài top 10.
Vì Google Search Console chỉ hiển thị kết quả trung bình và không chính xác thứ hạng từ khóa. Vì vậy bạn có thể sử dụng thêm Ahrefs để hỗ trợ.
Lời Kết
Khi bạn đã hiểu và làm được quy trình cả 9 bước trên thì đã có thể tự tin lên được plan content marketing một cách hiệu quả. Mặc dù còn rất nhiều thứ để nói đến, nhưng trong quá trình làm bạn có thể tự nghiệm ra được.
Với content marketing thì trong thời gian ngắn rất khó có câu trả lời chính xác về kết quả, nhưng nếu bạn đã làm chuẩn chỉnh mọi khâu thì về lâu dài nó sẽ mang lại cho bạn “lợi nhuận” đáng kể. Chúc bạn thành công và đừng quên để lại ý kiến của bạn dưới phần bình luận bài viết, mình sẽ cùng bạn thảo luận về chủ đề này.