Content marketing: Hiểu đúng để kiếm nhiều tiền

Khi bạn đã tìm hiểu về digital marketing thì chắc chắn đã nghe qua nhiều về content marketing.

Nếu kỹ năng về content marketing tốt thì bạn có thể tự tin để:

  • Deal mức lương phù hợp khi làm cho doanh nghiệp nào đó.
  • Triển khai áp dụng vào những kênh kiếm tiền online như affiliate marketing, dropshipping, …
  • Áp dụng vào hoạt động kinh doanh/bán hàng online riêng.
  • Thậm chí bạn có thể áp dụng để trở thành 1 Freelancer (người làm việc tự do)

Content marketing rất rộng nên bạn cần phải hiểu và chọn đúng được hướng đi ngay từ đầu thì khả năng phát triển và tiềm năng thu nhập mang về mới khả thi được.

Vậy content marketing là gì? những thuật ngữ liên quan mà bạn cần phải biết. Dạng content nào đang là xu hướng và cách để 1 newbie có thể tự học để bắt đầu kiếm tiền với content.

Với kinh nghiệm của 1 người đã thực chiến qua nhiều chiến dịch content marketing khác nhau thì ở bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn giải quyết từng vấn đề trên.

Content marketing là gì?

Định nghĩa

Content marketing là hình thức tiếp thị, quảng bá bằng nội dung sản phẩm/dịch vụ hay để tăng nhận diện thương hiệu với người dùng trên các kênh phổ biến như website/blog, social network …

Nghĩa là thay vì bạn bán hàng trực tiếp thì bạn sẽ tạo ra, tiếp cận và thuyết phục người đọc bằng nhiều nội dung khác nhau mà bạn sáng tạo. Nội dung ở đây có thể là câu chữ, hình ảnh, video, âm thanh …

Content writer là gì?

Đa số các bạn viết blog, build niche site, freelancer … đều được gọi chung là content writer, tức là những người làm công việc sáng tạo viết nội dung và kiếm tiền.

Đây là dạng nội dung không thiên quá nhiều về hướng quảng cáo sản phẩm/dịch vụ nào. Mà thay vào đó là bạn chia sẻ nhiều về thông tin theo đúng nhu cầu của người đọc cần.

Về lâu dần họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng với những chiến dịch bán hàng của bạn trong tổng thể chiến dịch content marketing.

Ngoài ra, còn một thuật ngữ nữa mà bạn cần phải biết, đó là copywriting.

Copywriter là gì và khác nhau chi tiết thế nào với content writer, bạn có thể tham khảo thêm bài viết này.

Soạn content là gì?

Người mới khi nghe câu hỏi này sẽ thấy khá lạ, nhưng với những người viết content kiếm tiền lâu năm thì đây là công việc đầu tiên cần phải đầu tư nhiều thời gian và chất xám cho nó nhất.

Soạn content hay còn được gọi là lên outline cho bài viết. Nghĩa là bạn sẽ viết ra những mục chính trước, sau đó đến những mục con và những note để khai thác thêm trong bài viết.

Mỗi bài viết trước khi viết mình đều đầu tư nhiều vào outline

Khi đã có 1 outline chất lượng thì bạn có thể tự tin “gõ phím” mà không sợ bị bí ý tưởng hay hạn chế tình trạng lủng củng trong bài viết.

7 loại content marketing đang là xu hướng

Như mình đã chia sẻ thì content marketing rất rộng và nó sẽ không gói gọn chỉ ở chữ viết, còn rất nhiều dạng khác nhau để bạn có thể lựa chọn phù hợp.

Dưới đây là 7 dạng content marketing phổ biến đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn và kiếm tiền.

1/ Content SEO cho blog

Đây là dạng content marketing phổ biến. Nội dung thể hiện trên website/blog và được quảng bá trên nền nhiều nền tảng tìm kiếm lớn hiện nay, ở Việt Nam phổ biến nhất là Google.

content marketing cho SEO blog

Bài viết trên website/blog nằm trên top tìm kiếm Google

Nói về SEO thì có rất nhiều thứ để nói đến mà bản thân mình vẫn phải học mỗi ngày.

Tuy nhiên, kỹ thuật hay thủ thuật đến đâu thì yếu tố mà Google đặt lên hàng đầu hiện nay để đánh giá 1 website chất lượng, đó là content và hành vi của user sẽ là yếu tố quyết định.

Ví dụ: Bài viết của bạn hay, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của user, giúp giữ chân người đọc lâu. Lúc này họ có xu hướng đọc tiếp những bài viết liên quan => Google sẽ dựa vào hành vi của user mà đánh giá chất lượng nội dung của bạn.

Khi tìm hiểu các nguồn tài liệu về SEO bạn sẽ thấy đề cập rất nhiều đến SEO Onpage & SEO Offpage.

Với một người viết content kiếm tiền thì SEO Onpage là một trong những công việc mà bạn phải hiểu và tối ưu tốt.

Sau đó nếu bạn muốn gia tăng thứ hạng cho bài viết thì có thể áp dụng thêm các công việc khác trong SEO Offpage.

2/ Pre-lander & Sale page

Pre-lander là dạng content hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết trước khi khách hàng đi đến Sale page để thực hiện hành động mua hàng.

Mục đích cuối cung của Pre-lander là giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hơn là chỉ bán hàng theo cách thông thường.

Bạn có thể đã bắt gặp rất nhiều content marketing dạng Pre-lander như:

  • Những câu chuyện thành công.
  • Những người đi lên từ nghèo khó.
  • Trúng số độc đắc.

Mình thấy đa số những câu chuyện này đều được “bịa” & viết ra bởi những “thánh content” thật sự.

“Bịa” nhưng nội dung hay sản phẩm/dịch vụ không gây hại cho ai thì đều ở mức chấp nhận được, bạn có thể thấy được điển hình nhất là ở những sản phẩm phong thủy.

content marketing dạng pre-lander & salepage

Sale page hay còn gọi là landing page. Đây là trang để bạn chốt sales, thường content ở đây chủ yếu là thông tin về sản phẩm, công dụng cũng như chính sách về sản phẩm mà khách hàng sẽ nhận được và cuối cùng là nơi để khách hàng để lại thông tin mua hàng.

Đây là dạng content marketing thường thấy ở các chiến dịch quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, Native, Tiktok … Tùy vào chiến dịch và platform mà bạn sẽ lựa chọn Pre-lander, Sale Page hay kết hợp cả 2.

3/ Case study

Case Study là dạng content marketing về câu chuyện của những cá nhân/tổ chức thực chiến, đã đạt được nhiều kết quả lớn nhỏ khác nhau và họ chia sẻ lại kinh nghiệm của bản thân.

Đây là dạng nội dung khá hay và chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều lượt truy cập tiềm năng. Bạn có thể cân nhắc để tạo 1 chuyên mục riêng biệt thế này trên blog.

Hoặc ban đầu bạn có thể theo ngách là xây dựng 100% content case study, nhưng cách này đòi hỏi bạn phải có nhiều mối quan hệ tốt trong niche.

Ví dụ điển hình là BlogCaseStudy của Nguyễn Đức Lộc hay trên Kiemtiencenter cũng có nhiều case chất lượng.

Tuy nhiên, để làm được dạng content marketing này thì ít nhất bạn cũng phải là người đã thực chiến hoặc tối thiểu là phải hiểu được thị trường. Việc này giúp tránh phải những cá nhân chỉ có những kết quả “ảo”.

4/ Video

Đây là dạng content marketing đã đang là xu hướng trong nhiều năm qua. Khi mà người tìm kiếm hiện nay rất lười trong việc đọc, và nội dung dạng video thế này lại thu hút hơn dạng chữ.

Có rất nhiều nền tảng hiện nay mà bạn có thể xây dựng dạng content này, nhưng điển hình & hiệu quả nhất phải kể đến Facebook, Youtube hay nền tảng viral khủng hiện nay như Tiktok.

Nhưng không phải ai cũng phù hợp với dạng content kiểu này, có thể là do tính cách và sở thích của mỗi người.

Vì vậy việc lựa chọn trở thành Blogger, Youtuber hay Tiktoker là ở nơi bạn, hoặc có thể kết hợp đa nền tảng.

content marketing dạng video

“Giang ơi” là cá nhân làm content marketing dạng video thành công ở Việt Nam hiện nay trên Youtube.

5/ Podcast

Ở nước ngoài thì Podcast là thói quen sử dụng mỗi ngày của nhiều người nhưng ở Việt Nam thì con số lại khá khiêm tốn.

Nhưng trong tương lai dạng content marketing như Podcast sẽ dần trở nên phổ biến hơn ở riêng thị trường trong nước, vì vậy bạn có thể lựa chọn bắt đầu ngay từ bây giờ.

Khác với việc đọc bài viết trên blog hay xem video thì với Podcast người dùng hoàn toàn có thể nghe được trong bất kỳ hoàn cảnh nào như: chạy bộ, lái xe, rửa chén …

Chủ đề về Podcast khá đa dạng để bạn có thể triển khai như:

  • Phỏng vấn về 1 Case Study nào đó.
  • Phỏng vấn về 1 KOL chia sẻ về kiến thức cho cộng đồng.
  • Quan điểm cá nhân của bản thân bạn về chủ đề lĩnh vực mà bạn biết.

Để có thể khai thác dạng content này hiệu quả thì bạn chỉ nên triển khai khi bản thân đã có đủ kiến thức & kinh nghiệm để xây dựng kênh Podcast chuyên nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại mình chưa biết nhiều kênh podcast ở Việt Nam chất lượng để follow, và mình chỉ có nghe duy nhất kênh của web5ngay.

Nếu bạn có dự định xây dựng 1 kênh podcast riêng thì có thể để lại nguồn phía dưới bình luận bài viết, mình sẽ follow.

Mình sử dụng Spotify để nghe Podcast mỗi ngày

6/ Infographic

Nếu như:

  • Hình ảnh: giúp bạn “tô màu” thêm cho đoạn văn nào đó trong bài viết
  • Video: giúp bạn đi sâu hơn vào những ý cần phải khai thác nhiều, tránh việc bài viết quá dài gây nhàm chán cho người đọc.

Ở Infographic cũng là dạng hình ảnh nhưng bạn sẽ thể hiện mọi thông tin chính trên đó, giúp cho người đọc dễ tiếp nhận được thông tin nội dung và thông điệp mà bạn chia sẻ.

Thay vì diễn tả nội dung bằng text dài dòng, thì bạn có thể tóm gọn lại trong 1 hình ảnh vừa đủ người xem hiểu được.

Bạn có thể áp dụng cho các bài viết trên social như Facebook, Instagram hoặc lâu lâu bạn có thể thay đổi content marketing dạng này trên website/blog.

ví dụ về infographic trong content marketing

Ví dụ về Infographic về học chụp ảnh được tham khảo từ diễn đàn Tinh Tế.

infographic về corona trong content marketing

Ví dụ thực tế Infographic về việc phòng chống COVID-19.

7/ Social media

Với những mạng xã hội phổ biến hiện nay như:

  • Facebook.
  • Instagram.
  • Youtube.
  • Tiktok.

Bạn có thể tận dụng khai thác nguồn user khổng lồ và những đặc điểm riêng của từng nền tảng mang lại.

Ví dụ:

  • Tiktok hiện đang có khả năng viral cao, tập trung nhiều thế hệ trẻ gen Z
  • Facebook có lượng user lớn và thế hệ nào hiện nay cũng đều sử dụng Facebook

Nếu bạn biết cách khai thác content tốt thì thương hiệu sẽ “thăng hạng” lên tầm cao mới.

Một ví dụ thực tế như Durex, nó chỉ là một sản phẩm thông thường khi Google search nhưng lại viral và được nhiều người “chết mê” content của họ phần lớn đến từ Facebook..

trend trong content marketing

Bắt theo hot trend về phim “End game” từ Durex.

Content hay sẽ hái ra tiền

Content hay không chỉ giúp bạn hái ra quả ngọt là “money” mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác.

Brand

Nếu bạn khai thác content tốt trong 1 niche nào đó, thì khi có người tìm kiếm và mong muốn giải đáp được vấn đề thì họ sẽ ngay lập tức nhớ đến bạn. Lúc này bạn đã xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.

Ví dụ: Bạn xây dựng content video trên Youtube với chủ đề liên quan đến thú cưng, khi việc content marketing của bạn tốt, thu hút được nhiều người theo dõi thì mỗi khi có ai có nhu cầu liên quan đến thú cưng thì họ sẽ ngay lập tức nhớ & chủ động tìm kiếm bạn.

brand trong content marketing

Mật Pet Family là ví dụ điển hình.

Tăng traffic miễn phí (free traffic not paid traffic)

Như mình đã chia sẻ thì khi bạn làm tốt khâu content, tiếp theo đó là tối ưu SEO tốt, bài viết của bạn nằm ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm từ khóa trên Google.

Lúc này bạn sẽ nhận được nguồn truy cập lớn mỗi ngày từ Google, dĩ nhiên là còn phụ thuộc vào volume của từ khóa.

Lưu ý: Nếu mục đích của tổng thể chiến dịch content marketing của bạn là bán hàng thì nên tracking và tối ưu thêm về chuyển đổi cho bài viết đang nằm trên TOP (người mới sẽ khó hiểu nhưng làm lâu bạn sẽ hiểu lưu ý này của mình).

từ khóa trong content marketing

Hay bạn có kênh Tiktok triệu view với vài trăm nghìn lượt follow thì bạn có thể dựa vào mục “phân tích” trong kênh để có được chiến lược điều hướng nguồn traffic miễn phí qua những nền tảng khác.

Ví dụ: Kênh Tiktok như phân tích hình ảnh dưới đây có tỷ lệ nữ cao hơn nam khi follow kênh, nên mình sẽ điều hướng traffic sang shop đang bán đồ nữ là chính, trong đó có thêm đồ unisex để nam có thể lựa chọn.

Tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí

Ở lợi ích thứ 3 này mình không cần phải nói nhiều nữa. Khi content của bạn hay và đáp ứng được nhu cầu của người đọc thì bạn sẽ:

  • Có được thương hiệu riêng cho sản phẩm/dịch vụ của mình
  • Có được nguồn traffic chất lượng từ những MXH phổ biến hiện nay + tối ưu SEO => tăng thứ hạng trên Google. Từ đó traffic chất lượng sẽ x gấp nhiều lần

Sau đó khi bạn đã có được những dữ liệu cần thiết để phân tích hành vi của user trên website. Lúc này bạn sẽ phải tối ưu để gia tăng chuyển đổi mua hàng, chi phí cũng sẽ tiết kiệm rất nhiều.

Thay đổi ở đây có thể là về nội dung bài viết, quảng cáo hiển thị sản phẩm để khách hàng mua hàng hay thay đổi giao diện website và trải nghiệm của người dùng …

Tự học để viết content “mau giàu”

Tư duy

Đầu tiên bạn cần phải hiểu được là cắm đầu viết content mỗi ngày và nhận theo nhuận bút sẽ không làm bạn giàu lên.

Cũng là viết content kiếm tiền nhưng sẽ có nhiều cách khác nhau để bạn có thể khai thác.

Ví dụ:

Bạn làm freelancer với giá trị đâu đó tầm 230k/bài. 1 tháng bạn cân được 40 bài thì cũng chỉ được 9.200.000đ/tháng

Cũng với sức viết như vậy nhưng khi bạn tự xây dựng website/blog và triển khai nhiều chiến dịch content marketing khác nhau thì tiềm năng thu nhập sẽ lớn hơn nhiều.

Với website/blog bạn sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau như: affiliate, dropshipping, tự nhập hàng về bán, cho đặt quảng cáo, nhận hợp đồng từ đối tác …

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn theo hướng freelancer thì có thể mở rộng ra thành business riêng, tuyển members về làm và nhận content theo dự án.

Định hướng và cách tự học

Khi đã xác định “ăn nằm” với content thì bạn phải tìm hiểu và chọn được định hướng ngay từ đầu mà bạn sẽ kiếm tiền như thế nào.

Như mình đã chia sẻ ở trên thì bạn có thể chọn trở thành freelancer và viết content kiếm tiền tại nhà, cộng tác viên viết bài, viết blog kiếm tiền, viết content quảng cáo …

Còn cách tự học và kiếm tiền với các chiến dịch content marketing như thế nào cho người mới bắt đầu thì bạn có thể xem chi tiết bài viết dưới đây.

Học viết content marketing ở đâu chất lượng?
Mình gắn bó với content marketing và cái nghề này đã nuôi sống mình suốt 4 năm qua. Trong khoảng thời gian này mình tự học cũng có mà đi học từ những cá nhân thực chiến kinh nghiệm cao cũng có. Nếu bạn đang có nhu cầu học tập thì có thể tham khảo bài viết Tự học content marketing: trả bao nhiêu là đủ?

Hiểu người đọc cần gì

Với một người làm nội dung kiếm tiền thì unique content rất quan trọng, đặc biệt là trong SEO và dĩ nhiên phần lớn các nội dung bây giờ đều chú trọng vào SEO.

*Giải thích nhanh: Unique content là nội dung độc nhất, nghĩa là nội dung không được trùng lặp với những nguồn khác.

Unique content của bạn tỷ lệ tầm 80% là được. Bạn có thể check nhanh bằng những công cụ phổ biến sau đây:

  • Copyscape
  • Small SEO tool
  • DMCA scan

Vì vậy, để nội dung của bạn là độc nhất thì ít nhất bạn sẽ phải hiểu về chủ đề mà bạn viết. Lúc này bạn mới có cái nhìn của người đã trải nghiệm, từ đó bạn sẽ chia sẻ được đúng những gì mà người đọc cần.

Ví dụ như:

  • Đối tượng mà bạn nhắm đến ở đâu?
  • Độ tuổi, giới tính nào sẽ quan tâm và có nhu cầu nhiều hơn?
  • Nhu cầu của họ ở bài viết hiện tại có đủ mạnh để cho ra chuyển đổi hay chưa?

Ngoài ra, nếu bạn đang tự triển khai chiến dịch content marketing trên website/blog thì nên sử dụng thêm những công cụ như: Google Analytics, Google Search Console, heatmap tracking để có được những tối ưu hiệu quả hơn với nhu cầu của người đọc.

Nhưng để cải thiện được E-A-T trong SEO thì viết theo những gì bạn hiểu và trải nghiệm vẫn chưa đủ. Nội dung phải đứng ở khía cạnh là góc nhìn của 1 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chia sẻ lại.

Lưu ý: E-A-T là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO mà bạn cẩn phải hiểu và nắm được. Mình sẽ có bài viết để bạn hiểu thêm về E-A-T

Đừng chỉ dừng lại ở SEO Onpage

Với những bạn đã tìm hiểu và thực chiến đủ lâu với content thì không còn lạ gì ở thuật ngữ viết content chuẩn SEO, hay rộng hơn xí là SEO Onpage.

Nhiều bạn vẫn còn hiểu nhầm 2 khái niệm này là 1. Nhưng viết content chuẩn SEO chỉ là một trong những checklist trong tối ưu SEO Onpage. Xem chi tiết bài viết

Một số ngách ở Việt Nam hiện tại thì bạn chỉ cần làm tốt khâu Onpage là đã có thể vào được Page 1 trong kết quả tìm kiếm Google.

Nhưng để nằm ở trong 5 vị trí đầu tiên bạn cần phải tối ưu thêm cả khâu Offpage cho SEO. Đây là bước khó nên nhiều bạn thường bỏ qua, đặc biệt nếu bạn làm ở thị trường cạnh tranh như global thì càng phải làm tốt.

Level về SEO Offpage thì mình vẫn chỉ dừng lại ở mức biết những thứ cơ bản. Mình vẫn đang học và làm mỗi ngày nên khó chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mang tính thực chiến cao được.

Kết luận

Quá trình để một người mới tự học, tự làm đến khi kiếm ra tiền từ ít cho đến nhiều là cả 1 chặn đường dài mà bản thân bạn cần phải dốc hết 200% sức lực mới mong nhanh có kết quả.

Bản thân mình cũng từng là newbie không kiếm ra được đồng nào từ content trong vài tháng đầu, nhưng ở thời điểm hiện tại mình đã có thể tự tin triển khai nhiều chiến dịch content marketing khác nhau và tiền cũng từ đó mà sinh ra theo.

Đa số khi theo “nghiệp content” đều không xuất phát tự việc yêu thích ngay từ khi bắt đầu, vì cơ bản ai cũng đều làm nó vì tiền cả.

Lâu dần cái nghiệp nó sẽ theo bạn và cho bạn nhiều cơ hội khác để thăng tiến trong sự nghiệp. Như ông bà mình hay nói là “nghề chọn người chứ người không chọn nghề” vậy đó.

Chúc bạn thành công! Nếu bạn cũng quyết định theo hướng kiếm tiền với content marketing thì có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết này, mình và bạn sẽ cùng nhau thảo luận.

Trịnh Khôi
Theo dõi
5 2 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

2 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đức Nguyễn
Đức Nguyễn

MMO Nói thì dễ nhưng làm thì mới khó, mình cũng từng thử nhưng phải bỏ cuộc vì ko kiếm được nhiều so với công sức bỏ ra. Rất tôn trọng bạn

2
0
Would love your thoughts, please comment.x