Hướng dẫn sử dụng Getresponse toàn tập từ A-Z

Getresponse là một nhà cung cấp dịch vụ email marketing có tiếng trong nhiều năm nay, và được sự tin dùng của khá nhiều người trong đó có mình.

Mặc dù Getresponse có nhiều tính năng nhưng nếu bạn tự học và làm thì không có gì quá khó.

Cái khó ở đây là ở mặt tối ưu chiến dịch email marketing, nếu bạn tự mày mò thì sẽ khá tốn thời gian, nên mình quyết định sẽ chia sẻ bài viết hướng dẫn sử dụng Getresponse toàn tập đơn giản mà ai xem rồi thì đều có thể tự làm được.

Ngoài ra, nếu nghe đến dịch vụ nước ngoài thì bạn rất sợ về chi phí thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì giá cả ở đây không quá đắt, điều đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm miễn phí mọi tính năng trong 30 ngày đầu tiên.

Vì vậy, trong phạm vi bài viết này mình sẽ hướng dẫn sử dụng Getresponse với những tính năng mà theo mình là cần thiết khi bạn triển khai 1 chiến dịch email marketing.

hướng dẫn sử dụng getresponse

Tại sao lại chọn Getresponse?

Dù cho bạn có là người mới đang tập tành hay người cũ đang tìm kiếm cho mình thêm giải pháp về email marketing thì Getresponse có thể đáp ứng nhu cầu đủ dùng.

Mặc dù vẫn còn nhiều nhà cung cấp tốt hơn Getresponse nhưng mình vẫn tin dùng Getreponse vì nhiều ưu điểm mà mình cảm thấy là hợp với mình như:

  • Giao diện tiếng Việt: Với 1 người tiếng Anh không tốt như mình thì đây là yếu tố cần thiết.
  • Giao diện: dễ dùng, dễ làm quen và dễ thao tác, mọi thứ đều đơn giản.
  • Chủ động trong việc gửi email: Mình có thể chủ động được thời điểm gửi email, nhất là mỗi khi có bài viết mới trên blog để thông báo đến với những người đã subcriber.
  • Gửi email tự động: Mình cũng có nhiều chiến dịch email kiểu thế này, mình lên trước kịch bản 1 tuần hay 1 tháng với nhiều nội dung khác nhau mỗi khi có ai đăng ký.
  • Sử dụng miễn phí các tính năng trong 30 ngày.
  • Chi phí hợp lý: Giá cả sẽ tương ứng với nhu cầu của bạn, nếu bạn đã có kết quả và muốn mở rộng quy mô chiến dịch thì giá cả cũng sẽ tăng theo.
  • Ngoài ra còn rất nhiều tính năng khác như: Landing page, Marketing Automation, Webinar – Hội thảo trực tuyến …

Hướng dẫn đăng ký Getresponse miễn phí

Sau khi được quyền sử dụng trải nghiệm miễn phí 30 ngày thì sẽ bắt đầu có suy nghĩ “thay vì gia hạn, nâng cấp tốn tiền thì tại sao không lập nhiều email và đăng ký dùng thử liên tục, nếu hết 30 ngày thì tiếp tục đăng ký và sử dụng với email khác, và cứ thế …”.

Mình xin có vài cảnh báo với dòng suy nghĩ như trên:

  • Phải tôn trọng chất xám của người khác.
  • Với một dịch vụ lớn như Getresponse thì họ hoàn toàn biết được bạn có đang lợi dụng họ hay không qua ip Internet, laptop hay thậm chí là thông tin liên hệ hay quốc gia bạn đang sinh sống. Họ có thể block luôn nếu có bất cứ nghi ngờ nào.

Bạn có thể nâng cấp sau 30 ngày nếu thấy phù hợp, còn không thì bạn có thể ngưng sử dụng mà vẫn không ảnh hưởng gì cả.

Một vài cảnh báo cho một vài cá nhân “khôn lỏi” như vậy đủ rồi, mình sẽ bắt đầu quá trình hướng dẫn bạn.

Đầu tiên, bạn cần đăng ký cho mình tài khoản Getresponse miễn phí để bắt đầu sử dụng trước đã.

Đăng ký trải nghiệm 30 ngày

Đăng ký không gì quá khó khăn, nhưng bạn lưu ý một vài điều sau đây:

  • Email: Bạn có thể sử dụng email chuyên nghiệp, email + tên miền dùng để đăng nhập, còn không thì bạn cứ sử dụng gmail, mình sẽ đề cập đến vấn đề này sau, nó khá quan trọng.
  • Mật khẩu: để đảm bảo được bảo mật bạn nên đặt mật khẩu đáp ứng các nhu cầu như
    • Tối thiểu 8 ký tự.
    • Kết hợp giữa chữ và số.
    • Kết hợp chữ viết thường và viết hoa.
    • Sử dụng ký tự đặc biệt như @, !, *.

Sau đó, sẽ có email xác nhận gửi vào email mà bạn đã đăng ký, bạn cần xác nhận qua đường link mà họ cung cấp, và điền đầy đủ thông tin như:

  • Tên: Tên lót và tên của bạn
  • Họ: Họ của bạn
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Địa chỉ: địa chỉ hiện tại đang sống hoặc làm việc của bạn
  • Mã bưu chính: Bạn có thể tham khảo tại đây
  • Thành phố: thành phố nơi bạn đang sinh sống và làm việc
  • Số điện thoại di động: sđt sẽ được dùng để xác minh nên bạn cần nhập chính xác số bạn đang sử dụng, bỏ số 0 ở đầu và điền mã vùng ở Việt Nam là +84.

Vậy là xong quá trình đăng ký.

Hướng dẫn sử dụng Getresponse

Đổi ngôn ngữ tiếng Việt

Nếu bạn không tốt tiếng Anh và muốn mọi quy trình được đơn giản một cách dễ hiểu, dễ làm thì đây là bước không thể bỏ qua.

Để đổi sang ngôn ngữ tiếng Việt thì trên giao diện Dashboard bạn kéo xuống dưới cùng bên góc bên phải click vào ngôn ngữ hiện tại đang hiển thị.

Sau đó chọn ngôn ngữ Tiếng Việt, đợi tải lại trang và ngôn ngữ sẽ được đổi.

Cập nhật thông tin cá nhân

Bạn đừng bỏ qua bước này, tuy chỉ là bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng.

Không riêng gì Getresponse mà hiện nay mọi nhà cung cấp dịch vụ email marketing đều hướng đến sự minh bạch về thông tin của mọi cá nhân/doanh nghiệp.

Việc bạn khai báo đầy đủ cũng sẽ giúp thư đỡ được phần nào vào “hòm spam”, đây được xem là hòm tử thần nên bạn cũng hết sức lưu ý.

Tại Dashboard bạn vào quản lý tài khoản bên góc giao diện

Tại chi tiết tài khoản bạn cập nhật các thông tin cá nhân cần thiết như hình dưới, những thông tin này sẽ hiển thị ở dưới mỗi mail khi bạn gửi đi. Ngoài ra, nếu bạn có thông tin về doanh nghiệp thì có thể update thêm.

Thêm địa chỉ email chuyên nghiệp

Như mình đã đề cập đến về địa chỉ email tên miền, thì ngoài việc tăng độ chuyên nghiệp cho bạn thì còn giúp bạn hạn chế được việc mail vào “hòm thư tử thần spam”.

Google luôn đánh giá cao những cá nhân/doanh nghiệp có đầy đủ thông tin cũng như địa chỉ email tên miền đáng tin cậy.

Việc tạo địa chỉ email tên miền như thế nào thì mình sẽ không đề cập nữa, bạn có thể search Google để biết thêm.

Để thêm email thì cũng tại mục quản lý tài khoản như ở trên. Bạn vào địa chỉ emailthêm email.

Kế tiếp, bạn cần khai báo domain với Getresponse bằng cách thêm bản TXT với giá trị cho sẵn.

Mình chắc chắn 10 ông xem đến đây thì hết 8 ông thấy khoai, vì nghe cái gì mà TXT không hiểu gì hết. Nhưng rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào cpanel của hosting, mình sẽ hướng dẫn theo giao diện tại Hawkhost, các hosting khác làm tương tự.

vào Zone Editor

vào Manager

Bạn click vào Add Record, chọn TXT và thêm các giá trị mà Getresponse đã cho và coppy qua, bạn có thể xem chữ số tại mục NameRecord, so sánh với hình Authenticate tại Getresponse mà mình đã up ở trên để làm cho chính xác.

Cuối cùng, bạn cần xác nhận địa chỉ email để xác minh việc email có hoạt động hay không bằng cách chọn Gửi yêu cầu, check mail trong mail tên miền mà bạn đã tạo và confirm là xong.

Tạo & tối ưu danh bạ email

Tạo danh bạ email

Bạn cần phải tạo nhiều danh bạ email khác nhau để phục vụ cho từng nhu cầu của mỗi loại data, ở Getresponse thì bạn có thể tạo thoải mái.

Ví dụ như bạn muốn chăm sóc những người từng chủ động đăng ký nhận tin tức trên website của bạn, hay những người từng đăng ký trải nghiệm qua miễn phí khóa học của bạn.

Tại giao diện dashboard bạn vào mục danh bạ

 

Tạo danh bạ

Tên danh bạ bạn cần đáp ứng 2 điều kiện sau đây:

  • Tên không dấu
  • Giữa những từ phải có –

Vì tên danh bạ sẽ được hiển thị khi người dùng đăng ký hoặc hủy đăng ký nên bạn cũng nên lưu ý ở khâu đặt tên này.

Cài đặt, tối ưu danh bạ email

Bạn vào cài đặt trong danh bạ vừa mới tạo.

Tại mục cài đặt thì sẽ có những chỗ bạn cần lưu ý sau đây:

  • Tổng quan: Địa chỉ bạn có thể bật/tắt tùy ý, thêm logo có sẵn của bạn vào để tạo được brand nhận diện.
  • Đăng ký: Tại đây sẽ có 2 mục bạn cần lưu ý
    • 3 mục đầu tiên bạn nên bật hết lên, những người đăng ký vào chiến dịch sẽ nhận được email xác nhận, việc họ chủ động trong việc này sẽ giúp những lần chăm sóc tiếp theo họ sẽ nhận được email trong hộp thư đến thay vì mục quảng cáo hay spam.
    • Trang cám ơn mỗi khi người đăng ký xác nhận xong các bước. Bạn có thể dùng mặc định của Getresponse (có thể xem trước) hoặc có thể tạo trang riêng trên website và paste link về.
  • Thư xác nhận:
    • (1) Bạn chọn HTML.
    • (2) Bạn có thể dùng mặc định có sẵn hoặc tự viết như mình cũng được.
    • (3) Bạn nên chọn email tên miền đã thêm trước đó vào thư gửi và thư nhận.
    • (4) Để tăng tỉ lệ click vào nút xác nhận thì phần đầu bạn nên có lời kêu gọi, nhưng lưu ý chỉ nên viết ngắn gọn.

Sau này bạn muốn tạo thêm danh bạ cho chiến dịch email marketing khác thì không cần mắc công cài đặt và tối ưu lại nữa, chỉ cần thao tác coppy là xong.

Thêm địa chỉ email vào danh bạ

Như những gì mình đã từng chia sẻ thì ngoài những người chủ động đăng ký vào chiến dịch của bạn thì tất cả những email mà bạn thêm vào phải ít nhiều biết đến bạn và công việc bạn đang làm.

Nếu bạn chỉ tải, nhận email, mua data, tool quét thì mình chắc chắn email sẽ vào mục spam và bạn chỉ làm cho người nhận thấy phiền và ghét bạn thôi.

Bạn có thể thêm lần lượt từng email một hoặc upload trực tiếp 1 file lên luôn nếu có nhiều email.

Để có thể thêm bạn vào mục danh bạ, và chọn thêm liên lạc

Đầu tiên, để thêm thủ công từng địa chỉ email 1, thì đơn giản bạn chỉ cần chọn danh bạ cần thêm, email & tên là xong.

Để có thể add file có nhiều địa chỉ email 1 lần lên thì bạn sẽ có 4 cách sau đây:

  • Tải tệp theo định dạng CSV, TXT, …
  • Kết nối với các dịch vụ khác sẵn có như : zendesk, Google Docs …
  • Coppy paste 1 lần nhiều email và up trực tiếp theo thứ tự: email, tên.
  • Chuyển danh bạ từ dịch vụ khác sang Getresponse được hỗ trợ như: ActiveCampaign, MailChimp …

Tạo và gửi email

Để tạo và gửi email chăm sóc khách hàng mỗi khi bạn muốn update thông tin mới thì tại Dashboard bạn có thể thao tác nhanh chóng bằng click vào tạo bản tin.

Chọn “Trình sửa email kéo & thả”

Tại cài đặt bản tin bạn lưu ý những mục sau:

  • (1) Chọn đúng danh bạ mà bạn muốn gửi email.
  • (2) Tên thư sẽ giúp bản quản lý các chỉ số thống kê, người nhận sẽ không thấy tên thư khi nhận.
  • (3) Dòng chủ đề email sẽ quyết định xem người đăng ký có mở và đọc email của bạn hay không, ngoài ra bạn có thể tăng sự “cá nhân hóa” khi gọi tên, họ tên … của người đăng ký khi họ nhận được mail.
  • (4) Địa chỉ email gửi và nhận bạn nên đồng nhất và phải chọn email tên miền đã khai báo, việc này giúp tăng tỉ lệ email vào “hộp thư đến” thay vì mục “spam”

Kế tiếp sẽ có rất nhiều giao diện mẫu cho bạn lựa chọn, nhưng theo kinh nghiệm của mình “càng đơn giản càng tốt”, đại đa số mail mình gửi đều là Blank template.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý việc:

  • Giao diện quá cầu kỳ sẽ khiến người đọc rối mắt.
  • Quá nhiều hình ảnh trong 1 email sẽ tăng tỉ lệ thư vào hộp thư “spam”.

Giao diện trình soạn thảo văn bản chính cho email sẽ nằm ở dưới đây:

  • (1) Tùy vào nội dung bạn muốn truyền tải mà chọn “các khối” phù hợp và kéo qua, nhưng cũng lưu ý là nếu có hình ảnh thì cũng nên là 1 hình để giảm bớt chỉ số spam.
  • (2) Khi bạn soạn thảo nội dung bên đây thì bên tay phải sẽ xuất hiện demo giao diện trên mobile để bạn tham khảo ở các chiều dọc & chiều xoay ngang.
  • (3) Khi bạn đã xong về nội dung email thì hãy test lại với “gửi thư thử nghiệm”, và bạn phải đặc biệt lưu ý ở mục spamscore. Email của bạn có vào mục spam hay không thì bạn có thể quan sát ngưỡng điểm ở đây.
  • (4) Ngoài ra còn nhiều các tính năng khác mà bạn có thể tham khảo.

Cuối cùng, bạn chỉ việc chọn danh bạ lại 1 lần nữa và gửi thư là xong.

Tạo thư trả lời tự động

Ngoài các chiến dịch chăm sóc khách hàng mỗi khi có thông tin hay ưu đãi nào mới về sản phẩm/dịch vụ, thì bạn còn có thể tiết kiệm được thời gian bằng cách lên trước kịch bản email.

Ví dụ như họ đăng ký nhận ebook, khóa học miễn phí, ngày đầu tiên họ sẽ nhận được đúng những gì họ mong muốn, và ngày hôm sau họ lại nhận được mail chăm sóc với nội dung tương tự khác, mục đích cuối cùng là để bạn có thể bán được sản phẩm.

Dĩ nhiên, việc lên trước kịch bản thế này cũng cần phải khéo léo, vì nếu ngày nào bạn cũng gửi mail cho họ thì đó là “làm phiền” chứ không phải là “chăm sóc”.

Nhưng có người 1 ngày gửi đến 2-3 email mà người nhận vẫn không thấy phiền, ngược lại họ còn vui và đón nhận nó.

Tùy vào chiến dịch, thương hiệu sẵn có mà bạn lên chiến lược.

Tại Dashboard bạn thao tác nhanh bằng cách vào “Tạo thư trả lời tự động”.

  • (1) Đặt tên cho chuỗi email tự động
  • (2) Từng con số ở đây sẽ ứng theo số ngày mà email đã lên trước kích hoạt và gửi: 0 sẽ ứng với việc gửi ngap lập tức khi có người vừa đăng ký, tương tự số 1 sẽ là 1 ngày sau …
  • (3) Bạn chọn đúng danh bạ email cần lưu
  • (4) Tạo email và gửi như mình hướng dẫn ở trên.

Để cho dễ thao tác, bạn có thể thay đổi và theo dõi ở giao diện khác tại mục “quản lý thư trả lời tự động”.

Tạo form thu thập email khách hàng

Thật thiếu sót nếu mình không hướng dẫn bước này. Ở Getresponse có rất nhiều form có sẵn, giao diện từ tạm ổn cho đến đẹp, bạn có thể lựa chọn và sửa lại đôi chút cho phù hợp với chiến dịch là xong.

Tại Dashboard, bạn vào Menu > Biểu mẫu và khảo sát.

Có rất nhiều chủ đề & mẫu cho bạn thoải mái chọn lựa.

  • (1) Bạn có thể chỉnh sửa form theo ý mình bằng cách kéo thả thêm trường qua hoặc tùy chỉnh lại bố cục.
  • (2) Khi đã thiết kế xong form thì đừng quên thiết kế lại trang cám ơn. Mục đích trang cám ơn này ngoài mục đích tạo thiện cảm thì bạn có thể kêu gọi hành động họ mở email hoặc tạo thêm funnel nơi đây.
  • (3) Xem trước các thiết lập trước khi xuất bản.
  • (4) Đặc biệt trước khi xuất bản bạn phải tối ưu cài đặt.

Riêng tại mục cài đặt bạn nên lưu ý những mục sau đây:

  • (1) Đặt tên cho biểu mẫu.
  • (2) Chọn đúng danh bạ cần lưu email khách hàng cũng như kịch bản email đã set trước đó.
  • (3) Bật mục này lên.
  • (4) Mục này sẽ tự kích hoạt nếu bạn đã lên kịch bản gửi email tự động trước đó mà mình đã hướng dẫn ở trên,
  • (5) 2 mục này bạn có thể để mặc định hoặc có thể dẫn về URL có sẵn.
  • Mục CAPTCHA bạn không nên bật lên.

Sau khi xuất bản, sẽ có 3 cách sử dụng mà bạn có thể lựa chọn:

  • Nhúng mã JavaScript vào website, có thể để ở sidebar hoặc footer. Bạn chỉ cần kéo phần “văn bản” qua và paste vào là xong.
  • Tạo đường link riêng dẫn trực tiếp đến form. Nếu bạn không quan tâm đến việc link xấu thì có thể làm cách này.

Tạo form đăng ký trên website/blog

Đôi khi bạn thiết kế form trên Getresponse nhưng khi paste mã Java qua thì lại bị lỗi hoặc bị lệch form thì cách tốt nhất là dùng thêm plugin hỗ trợ phần này.

Có rất nhiều plugin hỗ trợ trong việc tạo form, nhưng mình sẽ hướng dẫn theo plugin mà mình đang sử dụng, đó là WP Subscribe Pro.

Sau khi tải về và kích hoạt plugin, mình tạm bỏ qua những tiện ích tích hợp dạng popup hay gắn form ở bài viết, mình sẽ tập trung chia sẻ đúng chủ đề ở post này.

Bạn vào mục widget trong quản lý admin của website, tìm đúng tên và kéo qua sidebar hoặc footer mà bạn mong muốn đặt.

  • (1) Service chọn Getresponse.
  • (2) Bạn tạo API ở bên Getresponse và paste qua là xong, bạn có thể tham khảo cách tạo API Tại Đây.
  • (3) Chọn đúng danh bạ mà bạn đã tạo trước đó ở Getresponse.
  • Nếu bạn muốn thu thập thêm tên khách hàng thì có thể chọn Include Name field
  • Tương tự nếu bạn muốn hiện trang cám ơn sau khi có người đăng ký thì tích chọn.
  • Bạn có thể thiết lập thêm để tạo form đúng ý mình tại LabelsColors.

Tạo landing page (trang đích)

Mình không đánh giá cao về tính năng này trên Getresponse, vì theo mình 1 nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ mạnh theo đúng lĩnh vực của họ.

Getresponse thì chỉ nên dùng các tình năng về email marketing, còn landing page thì nên sử dụng những nhà cung cấp chuyên về nó sẽ tối ưu hơn.

Sau đây là 2 nhà cung cấp landing page mình đã dùng qua mà bạn có thể tham khảo:

  • Ladipage ở Việt Nam.
  • Thrive Architect ở nước ngoài.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì có thể dùng luôn ở Getresponse, sau này phát triển thì có thể chuyển sau.

Tại Menu, bạn vào trang đích

Có rất nhiều giao diện mẫu với chủ đề đa dạng mà bạn có thể thoải mái lựa chọn. Cách làm cũng chỉ những thao tác kéo-thả đơn giản như tạo form ở trên.

Hướng dẫn nâng cấp tài khoản Getresponse Pro.

Sau 30 ngày dùng thử, nếu như bạn đánh giá cao về tính năng email marketing trên Getresponse như mình thì có thể gia hạn để có thể dùng tiếp.

Các bạn có thể thanh toán theo tháng hoặc theo năm. Nếu thanh toán theo năm thì bạn sẽ có những ưu đãi giảm giá khác.

Lời khuyên của mình lúc mới bắt đầu thì bạn hãy tập trung vào để có những data thật sự chất lượng nhất phù hợp với chiến dịch sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Hãy bắt đầu từ các gói 1000 người đăng ký và lên dần, tối đa là 100.000 người đăng ký. 1000 email chất lượng cũng sẽ đem lại lợi nhuận rất nhiều cho bạn rồi.

Ngoài ra, sẽ có 3 gói khác nhau:

  • Basic.
  • Plus.
  • Professional.

Gói PlusProfessional dành cho doanh nghiệp nhỏ đến vừa và lớn nên bạn hãy cân nhắc phù hợp với gói nào. Nếu đơn lẻ như mình thì Basic là đủ rồi.

Lời Kết

Có thể Getresponse đang hướng đến All in one (tất cả trong 1) với nhiều tính năng hơn thay vì chỉ tập trung vào email marketing như trước.

Nhưng bản thân mình vẫn đánh giá cao và tin dùng dịch vụ email marketing ở đây, mặc dù các tính năng khác mình thấy hơi “thừa”.

Dù sao vẫn là nhà cung cấp email marketing nên sử dụng. Và trong bài viết này mình đã hướng dẫn sử dụng Getresponse toàn tập từ A-Z mà ai cũng có thể tự xem và làm được.

Chúc bạn mau chóng tăng số với các chiến lược email marketing. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về email marketing bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ngay khi có thể.

Trịnh Khôi
Theo dõi
5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x