(9 bước) Viết content chuẩn SEO “thăng hoa”

Viết content chuẩn SEO là một trong những công đoạn mà với 1 content writer bắt buộc phải biết và làm tốt. Hay nếu bạn tự xây dựng content và kiếm tiền trên website/blog thì cũng cần phải tối ưu nội dung chuẩn SEO.

Việc bạn xây dựng và tối ưu nội dung chuẩn SEO sẽ là một trong những yếu tố giúp website có được thứ hạng cao trên Google. Từ đó website sẽ nhận được nhiều lượt truy cập miễn phí và khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm đến cũng từ đây mà ra.

Vậy viết content chuẩn SEO là gì? Tối ưu content như thế nào là đạt chuẩn SEO? Bài viết dưới đây với góc nhìn và kinh nghiệm cá nhân mình sẽ giúp bạn tiếp cận và từng bước làm tốt kỹ năng này.

Học viết content marketing ở đâu chất lượng?
Mình gắn bó với content marketing và cái nghề này đã nuôi sống mình suốt 5 năm qua. Trong khoảng thời gian này mình tự học cũng có mà đi học từ những cá nhân thực chiến kinh nghiệm cao cũng có. Nếu bạn đang có nhu cầu học tập thì có thể tham khảo bài viết Tự học content marketing: trả bao nhiêu là đủ?

Viết content chuẩn SEO là gì?

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nghĩa là bạn thực hiện những phương pháp giúp webstie thân thiện hơn với những “ông trùm” như Google, Bing … từ đó giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website trên SERPs (trang hiển thị kết quả tìm kiếm).

Về phương pháp thì có 2 cách tối ưu sau:

  • SEO Onpage: thực hiện những thay đổi, tối ưu trên website và viết content chuẩn SEO là một trong những công đoạn của Onpage
  • SEO Offpage: là bạn thực hiện những bước tối ưu bên ngoài phạm vi website như Link Building, entity building …

Lưu ý: Nếu bạn là newbie thì tránh việc bị bội thực thì bước đầu chỉ nên tìm hiểu và làm tốt các công đoạn của SEO Onpage.

Content chuẩn SEO để làm gì?

Content SEO cho blog đang là loại content marketing phổ biến mà với một người viết content kiếm tiền muốn phát triển cần phải làm tốt được kỹ năng này.

Đa số các từ khóa mà bạn tìm kiếm trên Google hiện nay, website có những vị trí cao thì ít nhất họ đã làm tốt khâu Onpage.

Vì vậy, nếu bạn muốn có được những thứ hạng cao thì cũng cần phải làm tốt khâu viết content chuẩn SEO.

Nhưng có một vài niche ở thị trường Việt Nam, nhiều site họ chưa tối ưu tốt khâu Onpage nên chỉ cần bạn nắm được quy trình chuẩn thôi là có thể tự tin ranking trong Page 1.

Còn nếu bạn muốn “lên đỉnh” với những từ khóa khó hơn thì cần phải làm thêm cả Offpage hơn là chỉ tối ưu Onpage cho site.

Ngoài mục đích chính để Google “yêu thương” ra thì việc bạn viết content chuẩn SEO còn giúp bạn tạo được trải nghiệm tốt cho người dùng, giúp họ dễ tiếp thu thông tin, từ đó bạn sẽ có được những chuyển đổi đúng như mục đích ban đầu như đăng ký, thực hiện các bước mua hàng … thông quan nội dung mà bạn chia sẻ.

Bước chuẩn bị

Lưu ý: Trước khi đi vào hướng dẫn viết content chuẩn SEO bạn cần chuẩn bị tốt các việc sau đây.

Đầu tiên, để việc viết content chuẩn SEO mang lại hiệu quả thì bạn cần phải làm tốt các khâu:

  • Tìm được niche tiềm năng
  • Nghiên cứu và có được bộ từ khóa chất lượng
  • Phân modifier keyword theo search intent: nghĩa là bạn phân nhóm bộ từ khóa đã nghiên cứu từ khóa ở trên theo 3 nhóm chính sau.
    • Thông tin: là gì, cách, làm thế nào, ở đâu …
    • Có hơi hướng mua hàng: tốt nhất, đẹp nhất, review/đánh giá, Top list, …
    • Mua hàng: giảm giá, voucher, coupon, khuyến mãi, …

Ngoài ra, như mình đã chia sẻ thì việc viết content chuẩn SEO chỉ là một trong những công việc của SEO Onpage.

Vì vậy mà trước đó bạn cần phải chuẩn bị và tối ưu tốt những công đoạn sau đây:

  • Hosting: bạn nên chọn những dịch vụ hosting chất lượng (tốc độ, máy chủ, support …) và chịu tải được nhu cầu build site của bạn.
  • Caching: bạn chỉ cần biết ở bước này mình sẽ dùng plugin để tối ưu caching, giúp làm giảm thời gian tải trang trên website, một số cái tên gợi ý như wp-rocket, w3 total cache, lightspeed cache. Xem cách tối ưu tốc độ website
  • XML sitemap: bạn cài những plugin hỗ trợ SEO như rankmath hay yoast seo là đã được auto thiết lập sitemap, việc của bạn là thông báo với Google biết về sitemap. Xem hướng dẫn
  • Schema (cấu trúc dữ liệu): việc này sẽ giúp cho Google phân loại được nội dung trên bài viết, từ đó sẽ trả những kết quả phù hợp khi người dùng tìm kiếm. Bạn chỉ cần cài plugin hỗ trợ SEO là sẽ được thiết lập sẵn nên không cần can thiệp quá nhiều vào đây.
  • Plugin SEO: Rankmath & Yoast SEO là 2 cái tên phổ biến nhất và mình hiện đang dùng Rankmath cho tất cả các site.

Checklist tối ưu content chuẩn SEO

1/ Mục lục bài viết (TOC – Table Of Content)

Hiện nay khi bạn tìm đọc 1 bài viết trên website/blog nào đó có thể thấy được phần “mục lục bài viết”. Hay gần hơn là trên blog của mình là vùng “nội dung chính” như dưới đây.

Mục đích của việc tạo bảng mục lục TOC cho bài viết là để cho người đọc dễ nắm được toàn bộ nội dung bài viết và có thể đến nhanh hơn mục nào đó mà họ muốn đọc mà không cần phải đọc hết bài.

Ngoài ra, việc này còn giúp con bot của Google quét qua và định vị được từ khóa chính trong từng thẻ heading trong bài viết.

Để hiển thị Toc cho bài viết rất đơn giản, bạn chỉ cần cài plugin Table Of Content Plus là xong.

2/ Thẻ Heading

Thẻ Heading hay còn được gọi tắt là thẻ H, được sử dụng nhiều để nhấn mạnh từng nội dung trong bài viết và mức độ quan trọng được thể hiện qua từ H1, H2, H3, H4, H5, H6.

Khi tối ưu SEO Onpage thì mình thường thấy dùng nhiều nhất đến H3 hay quá lắm là H4, còn H5 và H6 mình chưa thấy sử dụng nhiều.

Bạn không cần phải biết nguồn gốc sâu xa của thẻ này mà chỉ cần nắm được việc tối ưu từng thẻ qua từng vị trí trong bài viết như sau:

  • H1: mỗi một bài viết trên site chỉ nên có 1 thẻ H1 duy nhất và thường tiêu đề sẽ nắm giữ vị trí này
  • H2: Thường là những ý chính trong bài viết
  • H3: Những ý nhỏ hơn ý chính mình sẽ để là H3
  • H4, H5, H6: tương tự như vậy nhưng mình chưa sử dụng đến

Còn về vấn đề font chữ và màu sắc để dễ phân biệt giữa những thẻ H với nhau thì bạn có thể tùy chỉnh thêm tại mục cài đặt giao diện.

Blog mình dùng theme tại Mythemeshop nên sẽ vào mục “theme option” để tùy biến

3/ Tối ưu slug

Đầu tiên, bạn cần phải phân biệt được slug và URL là 2 thứ khác nhau. Hay nói cách khác slug là một phần để tạo nên 1 URL hoàn chỉnh.

Ví dụ:

https://abc.com/binh-giu-nhiet.html

Trong đó:

  • Slug: binh-giu-nhiet
  • URL: https://abc.com/binh-giu-nhiet.html

Vì vậy, trong URL bạn phải tối ưu Slug chuẩn SEO và phải có chứa từ khóa chính.

Lấy lại ví vụ bình giữ nhiệt ở trên. Bài viết mình có title là “TOP 5 bình giữ nhiệt được săn đón trong mùa hè”, trong đó “bình giữ nhiệt” là từ khóa chính thì mặc định URL sẽ hiển thị là:

https://abc.com/top-5-binh-giu-nhiet-duoc-san-don-trong-mua-he.html

Để như trên cũng được nhưng bạn nên tối ưu slug ngắn gọn và tốt nhất là chỉ để mỗi từ khóa chính mà bạn cần SEO, có dạng là:

https://abc.com/binh-giu-nhiet.html

4/ Tối ưu tiêu đề và mô tả

Nếu bạn đang sử dụng plugin Rankmath như mình thì có thể tùy chỉnh tại “edit snippet”.

Tiêu đề

Với 1 tiêu đề (title) chuẩn SEO sẽ phải đáp ứng được những yếu tố sau đây:

  • Độ dài không quá 60 ký tự
  • Từ khóa chính nên đặt trong phạm vi 60 ký tự này, và bạn nên để nó ở những vị trí đầu tiên trong tiêu đề
  • Nên có số ở trong tiêu đề => ví dụ như TOP 5 máy lạnh tốt nhất hiện nay
  • Sử dụng những ngôn từ gây tò mò và kích thích người khác có thể click vào tiêu đề của bạn khi nó xuất hiện trên SERPs mà không phải là những kết quả khác.

Ví dụ:

Từ khóa chính bạn cần SEO là bàn phím cơ giá rẻ và nội dung bạn tập trung là review và dưới dạng top list thì có thể đặt tiêu đề như sau

TOP 5 bàn phím cơ giá rẻ nhất trên thị trường hay Đánh giá 5 bàn phím cơ giá rẻ nhất mọi thời đại

Khi bạn sử dụng Rankmath thì chỉ cần để theo định dạng sau đây: %title% %sep% %sitename%. Trong đó.

  • %title% là tiêu đề bài viết mà bạn đã đặt ở phần đầu trước khi viết bài
  • %sep% chính là ký tự mà bạn có thể thay đổi cài đặt trong plugin
  • %sitename% là tên website/blog của bạn mà đã thiết lập từ trước

Có những trường hợp tiêu đề dài hơn 60 ký tự cho phép thì bạn có thể xóa %title% đi và tùy biến lại, thay đổi này không ảnh hưởng gì đến tiêu đề mà bạn đã đặt ngay từ đầu bài viết cả.

Ngoài ra, việc đặt tiêu đề không cần quá máy móc, có thể nó hiệu quả với lĩnh vực này nhưng lĩnh vực khác thì không. Bạn cứ dựa theo nhu cầu thật sự của người tìm kiếm mà đặt là được.

Mô tả (meta description)

Theo những gì mình được biết thì mô tả không còn là tiêu chí quyết định việc ranking trên Google nữa, mà nó chỉ hỗ trợ giúp tăng CTR cho bài viết trên SERPs.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự tùy chỉnh mô tả để tăng thêm CTR cho bài viết bằng cách đặt thêm từ khóa chính + từ khóa phụ lồng ghép vào nhau, miễn là một câu có ý nghĩa là được.

5/ Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh là một trong những tài nguyên mà bạn cần lưu ý khi mục đích là viết content chuẩn SEO và khi bạn làm tốt các công đoạn mà mình sắp chia sẻ dưới đây nghĩa là bạn đã tối ưu luôn cả SEO hình ảnh.

Khi hình ảnh của bạn đứng top thì bạn cũng nhận được traffic kha khá khi có người tìm kiếm

Mọi hình ảnh trước khi bạn tải lên site cần phải qua các công đoạn sau đây:

  • Drop kích thước hình ảnh để giảm bớt dung lượng (nhất là với những hình ảnh được cap từ màn hình điện thoại). Bạn có thể sử dụng photoshop, chọn save for web => kích cỡ => chất lượng xuất ảnh
  • Đặt tên file có chứa từ khóa chính và cách nhau bằng – và viết không dấu
  • Đặt thẻ alt có chứa từ khóa chính hoặc từ khóa phụ, miễn sao nó mô tả đúng hình ảnh là được

Ngoài ra, nếu bạn đã qua bước tối ưu photoshop mà dung lượng vẫn cao thì có thể qua thêm một bước nữa, bằng cách sử dụng tinypng

Bước nén hình ảnh này bạn nên linh hoạt với mỗi hình ảnh, có thể có ảnh bạn chỉ cần drop qua photoshop là xong hay có ảnh bạn chỉ cần “vứt” vào tinypng là đã tối ưu khá tốt.

Bạn cũng nên “nhẹ tay” ở bước này để tránh việc ảnh bị vỡ và vô tác dụng trong việc mô tả cho 1 đoạn nào đó trong bài viết.

6/ Phân bổ từ khóa hợp lý

Ở bước này bạn nên lưu ý về việc phân bổ từ khóa hợp lý xuyên suốt bài viết.

Việc bạn nhồi nhét từ khóa quá mức (spam keyword) không là yếu tố quyết định việc bạn ranking tốt trên Google.

Bạn chỉ cần đảm bảo tốt từ khóa chính xuất hiện ở những vị trí sau là được:

  • Tiêu đề bài viết (H1)
  • URL bài viết: tối ưu slug có chứa từ khóa chính
  • Từ khóa chính xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trong bài viết
  • Xuất hiện ở H2
  • Tiêu đề SEO: nếu như bạn thay đổi khác với tiêu đề chính trong bài viết thì nên chứa từ khóa chính
  • Thẻ mô tả
  • Giữa bài xuất hiện 1-2 lần từ khóa chính
  • Cuối bài thêm 1 lần nữa là đủ

Hiện nay 2 plugin hỗ trợ SEO phổ biến hiện nay là Yoast SEO và Rank Math có tiêu chí về mật độ xuất hiện từ khóa khác nhau.

Vì vậy, mọi chỉ số chỉ ở mức tham khảo và bạn chỉ đảm bảo từ khóa xuất hiện 1-3% là được.

7/ Sử dụng những đoạn văn ngắn trong bài viết

Bạn có thể thấy được phần lớn nhiều website/blog hiện nay đều sử dụng những câu văn ngắn thường xuyên trong các bài viết của mình.

Như bài viết mình đang chia sẻ đến bạn đây đều sử dụng những đoạn văn ngắn, và mình đã quen đến mức cứ tầm 1-2 câu là auto enter xuống dòng khác.

Việc này không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của website trên Google nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người đọc.

Vì vậy, để cho việc thông tin mà bạn muốn gửi gắm trong bài viết có thể giúp người đọc “tiêu hóa” được thì cứ 1-2 câu hay nhiều lắm là 3 câu bạn nên xuống dòng khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về việc sử dụng chấm phẩy hợp lý và trong 1 câu không nên quá dài.

8/ Bổ sung Rich media

Thông thường nếu bài viết của bài chỉ toàn chữ thì ở plugin SEO sẽ có thông báo đỏ như hình dưới đây.

Rich media ở đây là những nội dung về mặt hình ảnh, video, infographic …

Vì vậy mà trong bài viết của bạn ngoài chữ viết thì nên kết hợp thêm sử dụng hình ảnh minh họa, infographic (hình ảnh mang yếu tố truyền đạt thông tin).

Hay ở những đoạn nào cần giải thích chi tiết hay nội dung mang tính chất hướng dẫn thao tác nhiều, lúc này bạn có thể kết hợp với video.

infographic trong bài viết

Rich media ngoài việc giúp tăng trải nghiệm người đọc, nó còn giúp giảm bounce rate (tỷ lệ thoát trang) và tăng time on site (thời gian trên trang) => đây là 2 chỉ số giúp bạn biết được mức độ trải nghiệm trên website của bạn mang lại cho user đang tốt hay không.

9/ Bổ sung các liên kết

Đầu tiên bạn cần phải nắm được những khái niệm của các liên kết trong SEO:

  • Internal link (liên kết nội bộ): đây là những đường dẫn trong phạm vi website của bạn và được liên kết với nhau
  • External link (liên kết ngoài): liên kết này sẽ được phân thành 2 dạng sau
    • Inbound link: là những liên kết ngoài được dẫn đến website của bạn hay còn được biết đến với tên gọi là backlink
    • Outbound link: là những liên kết mà website của bạn trỏ đến những website khác

Tiếp theo đó bạn còn sẽ gặp 3 thuộc tính quan trọng cần phải biết:

  • Rel=”dofollow”: khi bạn để thuộc tính này thì Google bot sẽ đi theo đường dẫn đó để thu thập thông tin.
  • Rel=”nofollow”: không cho Google bot đi theo đường dẫn để thu thập thông tin
  • Rel=”sponsored”: là dạng liên kết được tài trợ mà theo update mới nhất từ Google tất cả những đường link affiliate nên ưu tiên để thuộc tính này.

Nói đến quy trình viết content chuẩn SEO thì bạn chỉ cần để ý đến Internal linkOutbound link.

Còn Inbound link bạn khó mà kiểm soát được, và nó nằm trong phạm trù của link building trong SEO Offpage nên mình sẽ không đề cập đến.

Internal link

Khi bạn liên kết các bài viết trên website liên quan với nhau sẽ giúp cho độc giả có thể dễ dàng theo dõi được những nội dung bài viết mà họ đang có nhu cầu tìm hiểu.

Cách để chèn link nội bộ như hình

Việc này sẽ giúp tăng time on site và giảm bounce rate (tỷ lệ thoát trang), giúp Google đánh giá cao nội dung và trải nghiệm của bạn mang lại cho người đọc.

Ngoài ra, khi bạn liên kết các bài viết với nhau sẽ giúp con bot Google hiểu được là những bài viết này có liên quan với nhau và nó sẽ theo đường dẫn đó đến bài viết khác và quét tương tự như vậy.

Ban đầu khi bạn mới tiếp cận với SEO thì cứ đi liên kết nội bộ thật tự nhiên nhất có thể. Sau này bạn muốn tập trung sức mạnh cho money page (trang chính cho ra chuyển đổi) thì sẽ có chiến lược tối ưu sau.

Outbound link

Ở các plugin SEO hiện nay đa số đều khuyến nghị bạn trong bài viết nên có ít nhất 1 link out đến website khác.

Nghĩa là khi site khác nhận được đường dẫn từ site bạn trỏ về sẽ được tính là 1 backlink. Tùy vào chiến lược mà bạn sẽ để thuộc tính như thế nào.

Mình sẽ điểm sơ lại về các thuộc tính sau khi bạn đi backlink:

  • Rel=”dofollow”: là thuộc tính được xem là 1 điểm đánh giá xếp hạng từ Google
  • Rel=”nofollow”: mặc dù không cho Google bot thu thập thông tin nhưng vẫn có giá trị về xếp hạng

Riêng về Rel=”Sponsored” thì theo mình biết nó không có giá trị về thu thập thông tin để xếp hạng nên sẽ không đề cập đến.

Để tránh bị nghi ngờ vì thao túng thứ hạng tìm kiếm và dính thuật toán sandbox của Google thì bạn nên cân bằng giữa dofollow và nofollow khi đi backlink.

Lời Kết

Viết content chuẩn SEO là một trong những công việc quan trọng trong SEO Onpage, giúp website của bạn có thể có được những vị trí tốt hơn trên Google.

Nếu bạn là Freelancer và không có website/blog trên mã nguồn mở WordPress, cũng như không có sự hỗ trợ từ những plugin SEO thì bạn dựa vào checklist trên là đã có thể tối ưu content chuẩn SEO.

Để có được thứ hạng cao ở những từ khóa khó hơn và “vượt mặt” những đối thủ mạnh hơn thì bạn sẽ không dừng ở việc tối ưu SEO Onpage.

SEO Offpage là công việc mà bạn cần phải làm và tối ưu liên tục sau đó nếu muốn có được vị trí TOP 1, TOP 2 (đây là những vị trí ăn tiền nhất).

Chúc bạn thành công và đừng quên để lại thắc mắc của bạn dưới phần bình luận bài viết dưới đây. Mình sẽ hỗ trợ bạn.

Trịnh Khôi
Theo dõi
4.8 6 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x